Tiền xuất sư biểu Xuất_sư_biểu

Được Lưu Bị gửi gắm vận mệnh của thái tử và cả đất Thục Hán trước khi qua đời, Gia Cát Lượng trong vai trò thừa tướng đã bỏ hết tâm sức để bình định Mạnh Hoạch rồi chuẩn bị quân lực để Bắc phạt Tào Ngụy hòng thống nhất Trung Quốc. Năm Kiến Hưng thứ 5 (227 đời Thục Hán Hậu chủ, Gia Cát Lượng quyết định thân chinh dẫn quân tiến lên phía Bắc, trước khi ra trận ông dâng lên vua bản Tiền xuất sư biểu với nội dung sau này được Trần Thọ ghi lại trong quyển 35 của Tam quốc chí

Tiền xuất sư biểu có giọng văn chân thành bộc lộ quyết tâm Bắc phạt của Gia Cát Lượng đồng thời khuyên nhủ Hậu chủ "gần gũi với hiền thần mà xa lánh lũ tiểu nhân" (親賢臣、遠小人; Thân hiền thần, viễn tiểu nhân). Tuy được ghi lại trong văn bản lịch sử chính thức của thời Tam Quốc là Tam quốc chí nhưng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nhà văn La Quán Trung khi mô tả cuộc Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng lại không nhắc tới bài biểu này.